Open Source - Tìm hiểu về giấy phép GNU (GNU General Public License)
Note: This post is over 10 years old. The information may be outdated.
GNU (GNU General Public License) là giấy phép phần mềm tự do phổ biến nhất, ban đầu được thiết kê bới Richard Stallman, dành cho dự án GNU. Phiên bản 2 của giấy phép này được phát hành năm 1991, và phiên bản 3, phiên bản hiện tại, được phát hành năm 2007.
1. Nhà phát hành
GNU (GNU General Public License – Giấy phép công cộng GNU, còn được gọi là GNU GPL hay đơn giản là GPL) là giấy phép phần mềm tự do phổ biến nhất, ban đầu được thiết kê bới Richard Stallman, dành cho dự án GNU. Phiên bản 2 của giấy phép này được phát hành năm 1991, và phiên bản 3, phiên bản hiện tại, được phát hành năm 2007.
Nội dung toàn văn giấy phép GNU (phiên bản 3) tại link sau: http://www.opensource.org/licenses/gpl-3.0.html
2. Nội dung chính
Quyền lợi:
- Quyền được sao chép và phân phối chương trình, quyền được yêu cầu trả phí cho việc phân phối đó.
- Quyền được thay đổi chương trình để sử dụng cho mục đích cá nhân.
- Quyền được phân phối bản đã được thay đổi đó.
Nghĩa vụ:
- Khi sao chép và phân phối chương trình, phải đính kèm các thông báo về bản quyền gốc và không nhận bảo hành (trừ trường hợp có văn bản thêm về quy định bảo hành.)
- Khi phân phối bản đã được thay đổi bởi bản thân, phải chú thích rõ đó là bản đã được thay đổi, các thành phần được thay đổi, và áp dụng giấy phép GNU cho bản đã được thay đổi đó.
- Khi phát hành chương trình phải công khai mã nguồn của chương trình của nó, đồng thời phải công bố mã nguồn của chương trình trong tối thiểu 3 năm mà không được đòi một khoản phí nào từ những người yêu cầu mã nguồn trừ chi phí vận chuyển hay tương đương.
Xử lí vi phạm:
Người vi phạm giấy phép bị tước quyền sử dụng giấy phép GNU, tuy nhiên nếu B thừa hưởng giấy phép từ A, mà A vi phạm mà B không vi phạm thì B vẫn được giữ giấy phép GNU.
Ta có thể thấy giấy phép GNU có những điểm đáng chú ý sau:
- Có đặc tính virus, bởi sức lây lan và kế thừa của nó. Một người nhận sản phẩm từ người mang giấy phép GNU thì ngay lập tức người đó cũng mang giấy phép GNU. Hệ quả là GNU là giấy phép phổ biến nhất, bởi mã nguồn luôn ở dạng công cộng cho phép ai cũng có thể tham gia ở bất kì thời điểm nào.
- Tác giả gốc giữ bản quyền, và cho người dùng các quyền hợp pháp trong việc: sao chép, chỉnh sửa, phân phối sản phẩm. Mặc dù giấy phép GNU yêu cầu mã nguồn và chương trình phải được cung cấp miễn phí, song nó cho phép người phân phối có thể kinh doanh với sản phẩm nhờ đưa ra các chính sách về bảo hành, tính chi phí phân phối sản phẩm, đào tạo sử dụng …
Một số người lo ngại về vấn đề mã nguồn bị public tạo điều kiện cho hacker tìm ra lỗ hổng, song thực tế lại chứng minh ngược lại, càng cố che giấu mã nguồn thì lại càng bị tấn công nhiều hơn.
3. Các phần mềm sử dụng giấy phép GNU GPL nổi bật
- RedHat Enterprise Linux
- Ubuntu
- GIMP
- Drupal, WordPress, Joomla…
Nguồn: https://thaiduynguyen.wordpress.com/2009/10/30/tim-hieu-ve-osl/